Điểm tên 3 startup trong lĩnh vực tài chính liên tục huy động hàng chục triệu USD

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng góp mặt 3/15 startup được tài trợ vốn nhiều nhất trong 02 năm gần đây theo dữ liệu từ trang tin tức Tech in Asia. Tài chính Ngân hàngĐiểm tên 3 startup trong lĩnh vực tài chính liên tục huy động hàng chục triệu USDMinh Nguyệt • {Ngày xuất bản}Lĩnh vực tài chính - ngân hàng góp mặt 3/15 startup được tài trợ vốn nhiều nhất trong 02 năm gần đây theo dữ liệu từ trang tin tức Tech in Asia.

Tháng 12/2023, trang tin Tech in Asia công bố 15 công ty công nghệ khởi nghiệp Việt Nam huy động vốn lớn nhất từ các nhà đầu tư trong 2 năm gần đây. Danh sách được công bố bao gồm các công ty đa dạng lĩnh vực như: bất động sản, nông nghiệp, bán lẻ, chăm sóc sức khoẻ, năng lượng tái tạo,...

Trong danh sách 15 công ty được công bố, góp mặt 3 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

F88 - Công ty Cổ phần Kinh doanh F88

Đứng thứ 2 trong danh sách của Tech in Asia là F88
F88 là công ty cho vay có bảo đảm tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2013, F88 cung cấp các dịch vụ như cho vay, bảo hiểm và chuyển tiền tại hơn 815 cửa hàng trên toàn quốc.

Theo dữ liệu được công bố từ Tech in Asia, tổng số tiền huy động được công bố của F88 trong 2 năm gần đây là 188,8 triệu USD ở cả các vòng gọi vốn vay lẫn vốn chủ sở hữu. Tháng 9/2023, F88 công bố huy động thành công khoản vay 50 triệu USD, tương đương với 1,200 tỷ VND (HM:VND) từ Quỹ Lending Ark Asia, nâng tổng mức vay Lending Ark cấp cho F88 lên đến 100 triệu USD.

Mới đây, trong thông báo được công bố vào giữa tháng 12/2023, FiinRatings - Đơn vị xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Việt Nam đã giữ nguyên điểm xếp hạng tín nhiệm F88 ở mức BBB. Tuy nhiên, hội đồng vẫn giữ nguyên triển vọng điểm xếp hạng của F88 ở mức "Không thuận lợi" do tình hình kém khả quan của ngành tài chính tiêu dùng nói chung cũng như phân khúc cho vay thay thế nói riêng trong thời gian gần đây.

Theo FiinRatings, tại thời điểm cuối tháng 10 năm 2023, tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu của F88 ở mức 1,85 lần, chỉ tương đương khoảng một nửa giá trị đòn bẩy tài chính tại thời điểm cuối năm 2022 (3,86 lần).

>> F88: Lỗ 2 tỷ/ngày dù doanh thu tăng vọt, vay tiếp 50 triệu USD từ nước ngoài

Finhay - Công ty Cổ phần Finhay Việt Nam

Đứng thứ 11 trong danh sách của Tech in Asia là Finhay
Finhay là nền tảng quản lý tài sản trên di động, cho phép nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận các sản phẩm tài chính một cách tiện lợi trên nền tảng số. Finhay cho phép người dùng đầu tư vào quỹ mở dựa trên khẩu vị rủi ro. Khoản đầu tư của nhà đầu tư sẽ được các công ty quản lý quỹ liên kết với Finhay thực hiện đầu tư vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu hoặc tiền gửi nhằm giúp tăng trưởng tài sản cho nhà đầu tư.

Theo dữ liệu được công bố từ Tech in Asia, tổng số tiền huy động được công bố của Finhay trong 2 năm gần đây là 26 triệu USD. Trong đó, vòng huy động vốn gần nhất là vòng Series B vào tháng 6/2022, do Quỹ VIG Partners và Openspace Ventures dẫn dắt, huy động được 25 triệu USD. Cùng với việc gây quỹ, Finhay cũng tuyên bố đã mua lại công ty chứng khoán VinaSecurities, ngày 14/12/2023, Finhay nâng tỷ lệ sở hữu lên 99,49%.

Timo Bank - Công ty Cổ phần Timo Việt Nam

Đứng thứ 14 trong danh sách của Tech in Asia là Timo Bank
Timo Bank là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi ngân hàng TMCP Bản Việt. Timo cung cấp các sản phẩm ngân hàng số hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng mà không yêu cầu khách hàng phải đến trực tiếp chi nhánh. Timo Bank cung cấp các dịch vụ đa dạng như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống online, đóng tiền điện online, gửi tiết kiệm online, vay mượn ngân hàng, tham gia các sản phẩm tài chính và quản lý số dư tài chính.

Theo dữ liệu được công bố từ Tech in Asia, tổng số tiền huy động được công bố của Timo Bank trong 2 năm gần đây là 20 triệu USD. Tuy nhiên, số liệu của Tech in Asia chỉ cập nhật lần huy động gần nhất vào tháng 4/2023 từ Phoenix Holdings. Còn theo thông tin từ DealStreetAsia, ngân hàng số Timo tiếp tục gọi vốn thành công 10 triệu USD từ các nhà đầu tư hiện hữu. Như vậy, Timo đã huy động được tổng cộng 30 triệu USD.

Theo dữ liệu từ Crunchbase, các nhà đầu tư đã rót vốn vào Ngân hàng số Timo có thể kể đến Jungle Ventures, Kredivo Holdings, Phoenix Holdings, Granite Oak và Square Peg Capital. Trong đó, Square Peg Capital là nhà đầu tư dẫn dắt vòng gọi vốn Venture Round của Timo, công ty đầu tư mạo hiểm đã từng rót vốn vào nhiều startup có tiếng như Canva, FinAccel, và Airwallex.

>> Cuộc chạy đua đầu tư vào các công ty khởi nghiệp AI của các Big Tech