'Đóa hoa nghìn tỷ' của Bầu Kiên sau biến cố giờ ra sao?
Trải qua nhiều biến cố, 'đóa hoa hồng' bầu Kiên vẫn trẻ đẹp quên tuổi và đầy bản lĩnh. Bà Đặng Ngọc Lan (vợ Bầu Kiên) sinh năm 1972 tại Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành cử nhân tiếng Pháp tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong quá trình học tập, bà đạt được nhiều thành tích nổi bật.
Thời đó, bà sở hữu gương mặt thanh tú được giới trẻ theo đuổi và là người mẫu ảnh của nhiếp ảnh gia Mai Nam giai đoạn đầu những năm thập niên 90. Có thể nói, trong những tháng năm tuổi trẻ, bà là hình mẫu được nhiều người yêu thích bởi nét đẹp nhẹ nhàng, duyên dáng của mình. Thời điểm đó, bà là hoa khôi của trường và cũng là tình đầu trong mộng của bao chàng trai.
Kể từ khi gặp bầu Kiên, cuộc sống của bà như bước sang một trang mới, được yêu thương và chăm sóc hết mực. Nhưng không vì đó mà bà Lan chịu nép lại bên chồng. Bà cũng là có nhiều quãng thời gian xông pha nơi thương trường.
Bà Đặng Ngọc Lan không chỉ là người phụ nữ đứng sau, trở thành hậu phương vững chắc cho chồng mà bà còn luôn sát cánh trên từng hành trình và theo sát bầu Kiên ở mỗi dấu mốc trong sự nghiệp.
Có thể nói bà cũng là một nữ tướng tài sắc vẹn toàn không kém cạnh ai. Với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bà cũng đã từng tham gia không ít các dự án đầu tư và phát triển quan trọng khác nhau của Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB (HM:ACB)).
Không chỉ vậy, bà Lan cũng tích cực cống hiến, đóng góp công sức của mình trong các vị trí khác nhau như: Xây dựng chiến lược phát triển cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - Mã: VBB) với vị trí thành viên HĐQT, thành viên HĐQT của CTCP Bất động sản Á Châu, đồng thời cũng là thành viên HĐQT của CTCP Phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam và là thành viên HĐQT của CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.
Khi xuất hiện với tư cách là vợ bầu Kiên, bà Đặng Ngọc Lan được rất nhiều người trong giới kinh doanh ưu ái đặt tên là “bông hoa nghìn tỷ”. Bà Lan không chỉ giữ chức vụ cao trong các doanh nghiệp mà khối lượng tài sản của bà cũng khiến nhiều người mơ ước. Có thời điểm, bà nắm giữ số lượng cổ phiếu có giá trị hơn 1.400 tỷ đồng tại ACB và nằm trong Top 50 nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Tháng 8/2012 thị trường tài chính Việt Nam rúng động trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên - bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, bị bắt tạm giam để điều tra các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) là 1 trong những cổ đông sáng lập ngân hàng ACB, có mặt trong Hội đồng quản trị ACB từ năm 1994. Lúc đó, ông Nguyễn Đức Kiên bị tố cáo với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, bà Đặng Ngọc Lan vẫn nắm giữ vị trí chủ chốt tại các ngân hàng mà gia đình bà sở hữu lượng cổ phiếu. Lúc đó, cư dân mạng vẫn nghĩ bà sẽ lao đao khi bầu Kiên phải vào tù. Tuy nhiên, bà lại luôn có thần thái và thái độ rất tự tin thể hiện niềm tin của mình đối với chồng và không hề tỏ thái độ tiêu cực đối với những gì chồng bà đang phải gánh chịu. Có thể thấy bà Đặng Ngọc Lan là một người phụ nữ rất sắc sảo và mạnh mẽ.
Kể từ ngày bầu Kiên vướng vào 'vòng lao lý', bà Đặng Ngọc Lan cũng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Mọi thông tin, hình ảnh về 'bông hoa nghìn tỷ' của Bầu Kiên đều được báo chí theo dõi sát sao. Tuy nhiên, bà Lan là người sống kín tiếng, các thông tin về bà đến nay hầu như không công khai trên mạng xã hội.
Theo báo cáo quản trị ACB công bố năm 2023 không ghi nhận cụ thể tỷ lệ sở hữu của bà Đặng Ngọc Lan cũng như tình trạng sở hữu của các cá nhân sáng lập.
Về kết quả kinh doanh ACB năm 2023, báo cáo ghi nhận ACB lãi trước thuế 20.068 tỷ đồng, tăng trưởng 17,2% so với năm 2022. Đóng góp vào lợi nhuận của ACB gồm các yếu tố như thu nhập lãi thuần (24.959 tỷ đồng), lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (2.922 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối (1.110 tỷ đồng), lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (168 tỷ đồng), lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (2.647 tỷ đồng) và từ các hoạt động khác, thu nhập khác...
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ACB từ năm 2012 đến nay |
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tăng gần gấp đôi cùng kỳ, từ hơn 3.044 tỷ đồng lên 5.886 tỷ đồng; trong đó nợ có khả năng mất vốn và nợ nghi ngờ tổng hơn 4.900 tỷ đồng, tăng 88% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến từ 0,7% hồi đầu năm lên 1,22%.
Ở chiều ngược lại, tổng tiền gửi khách hàng đến cuối năm đạt 480.482 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với thời điểm đầu năm; trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm gần 22% tổng tiền gửi khách hàng.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản ACB tăng 18,2% so với thời điểm đầu năm, lên 718.794 tỷ đồng. Cùng với tổng tài sản tăng, tổng nợ phải trả cũng tăng thêm 17,9% lên 647.838 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm trên 90% tổng tài sản.
>> Chân dung người vợ xinh đẹp và đầy bản lĩnh của bầu Kiên sau nhiều biến cố