Doanh nghiệp dầu khí hưởng lợi nhiều nhất quý 3/2023 từ “sức nóng” giá dầu và tỷ giá?

Giá dầu cao và áp lực tỷ giá USD/VND gia tăng nhìn chung có tác động tích cực lên nhóm doanh nghiệp dầu khí. Chứng khoánDoanh nghiệp dầu khí hưởng lợi nhiều nhất quý 3/2023 từ “sức nóng” giá dầu và tỷ giá?Lan Phương • 07/10/2023 18:24Giá dầu cao và áp lực tỷ giá USD/VND gia tăng nhìn chung có tác động tích cực lên nhóm doanh nghiệp dầu khí.

Giá dầu thô tăng mạnh hơn 17% kể từ đầu năm 2023 và đã có lúc giao dịch ở mức cao 94 USD/thùng trước khi giảm lại trong những ngày gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do khối OPEC+ và Nga tiếp tục cắt giảm sản lượng. Nhiều nghiên cứu dự báo giá dầu sẽ tiếp tục giao dịch ở mức cao trong năm 2024.

Tại báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán ACB (HM:ACB) (ACBS) nhận định tác động của giá dầu cao lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dầu khí nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Cụ thể, nhóm doanh nghiệp làm dịch vụ thượng nguồn, (PVD (HM:PVD), PVS) sẽ được hưởng lợi nhất nếu giá dầu neo cao một thời gian dài. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trung/hạ nguồn bị ảnh hưởng nhanh chóng từ thay đổi của giá dầu.

Nguồn: ACBS
Một yếu tố khác tác động tới hoạt động kinh doanh của nhóm dầu khí và phân bón là tỷ giá USD/VND đang tăng dần kể từ tháng 8/2023. Đối với hầu hết các doanh nghiệp ngành dầu khí, tỷ giá tăng có tác động tích cực nhẹ tới kết quả kinh doanh, nhờ đa phần có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ, nợ vay rất ít, hoặc, chi phí đầu vào và giá bán ra đều được điều chỉnh theo tỷ giá bình quân 10-15 ngày gần nhất.

Chỉ trong vòng nửa tháng qua, tỷ giá tăng liên tục tăng mạnh và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong những tháng cuối năm khi mà đồng USD mạnh lên (chỉ số DXY đã tăng lên trên 107,11 điểm - mức cao nhất từ 11/2022) cùng với nhu cầu ngoại tệ cuối năm tăng cao. Giá USD tăng do sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ và chiến lược duy trì lãi suất điều hành cao để giảm lạm phát của Fed, trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng của các khu vực khác trên toàn cầu như EU, Trung Quốc. Diễn biến tăng giá của USD/VND sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tác động của tỷ giá sẽ phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu nợ vay của từng công ty như phân tích dưới đây.

Tác động tỷ giá đến từng doanh nghiệp dầu khí

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX:HN:PVS): Tích cực nhẹ

Khách hàng của PVS đến từ nhiều khu vực địa lý khác nhau và có yếu tố nước ngoài cao nên tỷ trọng doanh thu bằng ngoại tệ cao (trên 80-90% trong những năm gần đây), hầu hết là bằng USD. Đây là điểm tích cực khi tỷ giá USD/VND tăng lên. Nguồn thu USD này cũng giúp giảm rủi ro chi phí do Công ty cũng nhập khẩu một phần vật tư thiết bị cho các dự án trúng thầu. Theo PVS, công ty quản trị rủi ro tỷ giả bằng cách cân đối nguồn thu và chi ngoại tệ nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro về tỷ giá bằng cách ký kết hợp đồng với khách hàng theo đối ứng với khoản ngoại tệ phải trả cho nhà cung cấp. Ngoài ra, PVS cũng giữ lại 1 phần doanh thu bằng ngoại tệ và duy trì số dư tiền ngoại tệ tối thiểu tương đương với các nghĩa vụ nợ vay bằng ngoại tệ để tránh các rủi ro về tỷ giá và thanh khoản 6T2023.

Về nợ vay của PVS, nợ vay dài hạn 100% là vay bằng đồng Việt Nam. Trong khi đó, 85% nợ vay ngắn hạn là vay USD. Tại thời điểm cuối tháng 6/2023. Nợ vay ngắn hạn bằng USD là khoảng 640 tỷ VND (HM:VND), chiếm tỷ trọng thấp, chỉ 2,4% tổng tài sản. Do đó, tác động của tỷ giá USD/VND tăng đối với PVS mức tích cực nhẹ.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HSX: PVD): Rủi ro tỷ giá ở mức cao

Rủi ro tỷ giá của PVD ở mức CAO cũng một phần do sự sụt giảm mạnh LNST trong những năm gần đây. Tỷ trọng Tổng nợ vay/Tổng tài sản của PVD ở mức 17-18%. Trong đó, hầu như toàn bộ là vay bằng USD với dư nợ vay tại cuối Q2/2023 ở mức 151,8 triệu USD, tương đương 3.554 tỷ đồng với lãi suất thả nổi theo LIBOR + biên độ.

Mặc dù, với tỷ trọng vay dài hạn lớn (chiếm 80% tổng nợ vay), PVD sẽ chịu ít áp lực hơn về dòng tiền trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc đánh giá lại khoản vay cũng sẽ khiến công ty ghi nhận lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh. USD tăng giá 1% sẽ dẫn đến lỗ tỷ giá 35 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, các hợp đồng cho thuê giàn khoan của PVD cơ bản được thu bằng USD. Do đó, PVD có đủ nguồn thu để thanh toán các khoản chi phí bằng USD cũng như giảm bớt 1 phần rủi ro tỷ giá với các khoản vay USD này.

CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR (HN:BSR)): Tích cực nhẹ

Tỷ giá tác động lên cả doanh thu lẫn chi phí đầu vào của BSR. Đầu vào của BSR là dầu thô, được giao đều đặn hàng tháng. Giá dầu thô đầu vào được tính theo giá trung binh 30 ngày của đầu Brent. Trong khi đó, giá bán ra bằng giá niêm yết theo từng loại xăng dầu (Ron9z-95, DO, etc) trên trang Platts của Singapore (trung bình 10-15 ngày) - phần phụ trội (premium) dựa trên thỏa thuận giữa BSR và khách hàng. Do cả đầu ra và đầu vào đều được tính theo USD, trong khi đó, BSR phải tích trữ hàng tổn kho tối thiểu 20 ngày, mà giá bán lại được điều chỉnh 10-15 ngày nên trong trường hợp tỷ giả lên, thì tác động lên BSR là tích cực nhẹ.

Trong khi đó về nợ vay, BSR không còn nợ vay dài hạn kể từ cuối Q2/2022. Trong nợ vay ngắn hạn, BSR chỉ vay 43,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng thấp 1,37% Tổng tài sản.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE: HM:PLX): Tích cực nhẹ

Tương tự như BSR, tỷ giá tác động lên cả doanh thu lẫn chi phi đầu vào của PLX. Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn liên quan tới vấn đề tỷ giá, phần lớn là tỷ giá USD/VND, do liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu. Theo Nghị định 95/2021, giá bán xăng dầu của PLX được điều chỉnh 10 ngày/lần và được xác định theo nguyên tắc tinh binh quân 10 ngày theo giá xăng dầu thế giới (xăng Ron92-95, dầu DO. Jet A1, etc) công bố trên tạp chí Platts Singapore. Trong đó, tỷ giá ngoại tệ để tinh giá cơ sở xăng dầu là tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tinh binh quân của 10 ngày sát với ngày tinh giả của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc. Ngoài ra, chi phi đầu vào của PLX cũng được tính dựa trên giá niêm yết trên trang Platts của Singapore (trung bình 10– 15 ngày) " tỷ giá trung bình (10-15 ngày). Bên cạnh đó, PLX cũng lập báo cáo hàng ngày về tinh hình tài chính, dư nợ vay ngoại tệ, tình hình mua ngoại tệ. Một trong các phương án rất hiệu quả được Tập đoàn linh hoạt áp dụng đó là trả nợ tiền hàng bằng cách vay ngoại tệ và ký hợp đồng forward ngoại tệ.

Ngoài ra, nợ vay của PLX chủ yếu là nợ vay ngắn hạn (chiếm 95-96% tổng nợ vay). Các khoản vay ngắn hạn của PLX chủ yếu là vay bằng VND, kỳ hạn 3-12 tháng. Do đó, tác động của tỷ giá USD/VND tăng lên đối với PLX là tích cực nhẹ.

Công ty Khí Việt Nam (HSX: GAS (HM:GAS)): Tích cực nhẹ

Tác động tỷ giá ở mức tích cực nhẹ khi mà tỷ trọng chênh lệch tỷ giá/ LNST luôn dưới 2%. Lý giải điều này: về hoạt động kinh doanh, GAS chịu tác động của tỷ giá ở cả đầu ra và đầu vào. Các hợp đồng mua khi khô của GAS được tính theo USD trong khi giá bán ra thả nổi theo giá dầu FO quốc tế cũng bằng USD. Vì vậy, trong các năm qua, mặc dù mỗi năm tỷ giá USD/VND vẫn tăng bình quân 2-3%, tuy nhiên GAS thường ghi nhận lãi chênh lệch từ tỷ giá.

Bên cạnh đó, tỷ trọng Tổng nợ vay/ Tổng tài sản của GAS ở mức thấp, là 6,8% (tại thời điểm cuối Q2/2023), trong đó chủ yếu là vay dài hạn chiếm 86%. Dư nợ vay bằng USD đang ở mức 4.077 tỷ VND (tương đương 4,6% tổng tài sản).

Như vậy, dựa trên những phân tích của ACBS, GAS có thể là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất quý 3/2023 khi giá dầu tăng mạnh từ giữa tháng 8 cùng tỷ giá bốc đầu trong những tháng cuối quý 3. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh của GAS phản ứng nhanh với giá dầu, và doanh nghiệp có thể thu được khoản lãi chênh lệch tỷ giá.

NVL (HM:NVL), HPG (HM:HPG) và loạt doanh nghiệp vay USD đối mặt nỗi lo tỷ giá?